logo DEPROS ICC

Bộ luật Lao Động mới chuyển hướng từ bảo vệ sang tăng cường quyền lực cho nữ giới

2020-04-03 16:49:54

Phụ nữ Việt Nam từ lâu nay đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Bộ luật Lao động hướng tới mục tiêu đem lại những phúc lợi xứng đáng với sự đóng góp của nữ giới bằng việc giải quyết vấn đề về bình đẳng giới và phân biệt đối xử trong môi trường làm việc.

HÀ NỘI, Việt Nam - Phụ nữ Việt Nam từ lâu đã phải gánh vác nhiều gánh nặng. Giỏi việc nước - đảm việc nhà, một khẩu hiệu nổi tiếng được tạo ra vào năm 1980, khuyến khích phụ nữ đảm nhận tốt những trọng trách quốc gia (lao động) và giỏi những công việc gia đình.

Và phụ nữ Việt Nam đã nhiệt tình hưởng ứng khẩu hiệu trên. Hơn 70% phụ nữ trong độ tuổi lao động đang làm việc hoặc đang tìm việc, so với mức trung bình toàn cầu là 48%.

wcms_737823

Bảng so sánh tỉ lệ lao động nữ tại Việt Nam và Thế Giới

 

Tuy vậy, lao động nữ vấn không được hưởng những phúc lợi công bằng. Hiện tại, mức lương dành cho lao động nữ tại Việt Nam ít hơn 11% so với nam giới và tỷ lệ nữ giới ở các vị trí quản lý chỉ đạt 28%.

Bộ luật Lao động mới của Việt Nam, được thông qua vào tháng 11 năm 2019, tiến tới việc giải quyết sự bất bình đẳng giới nói trên. Là tài liệu pháp lý toàn diện nhất đối với thị trường lao động ở Việt Nam, Bộ luật Lao Động giải quyết một số lĩnh vực hiện vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng.

Thu hẹp khoảng cách về độ tuổi nghỉ hưu

Bộ luật Lao Động có điều khoản rút ngắn khoảng cách trong độ tuổi nghỉ hưu, từ 5 năm xuống còn 2 năm. Khi Bộ luật bắt đầu có hiệu lực vào tháng 1 năm 2021, độ tuổi nghỉ hưu của phụ nữ sẽ tăng dần lên 60 thay vì 55 tuổi.

Chị Dương Thị Mai, một huấn luyện viên thể thao Thái Nguyên, rất ủng hộ sự thay đổi trên: "Tôi yêu công việc của mình và tin rằng bình đẳng giới trong công việc là điều quan trọng", cô nói.

Chị Mai nhớ lại những khó khăn khi vừa phải theo kịp yêu cầu công việc, vừa phải lập gia đình, đồng thời nuôi dạy hai con trai và phấn đấu trong sự nghiệp.

"Là huấn luyện viên nữ, nếu chúng tôi mang thai có nghĩa là chúng tôi sẽ mất hết các cơ hội đào tạo và thăng tiến đáng quý trong thời kỳ thai sản. Sau khi hoàn thành các trọng trách nuôi dạy và chăm lo cho con cái thì mới có thể chú trọng vào công việc nhưng lúc này thì sự nghiệp cũng chẳng còn nhiều nữa. Vì vậy, tôi thực sự hạnh phúc vì giờ đây Bộ luật Lao động đã kéo dài độ tuổi nghỉ hưu của phụ nữ. Việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ giúp phụ nữ tiến thăng tiến hơn trong sự nghiệp như nam giới."

Quấy rối tình dục và phân biệt giới tính

Các quy định mới khác trong Bộ luật Lao động giải quyết vấn đề về quấy rối tình dục tại nơi làm việc, khoảng cách về mức lương và đem lại những sự bảo vệ tốt hơn cho phụ nữ mang thai và phụ nữ mới sinh khỏi việc bị xa thải và phân biệt đối xử. Trước đây có rất nhiều ngành nghề và hoạt động kinh tế không tuyển lao động nữ, với lý do là để bảo vệ nữ giới, giờ đây những ngành nghề và hoạt động kinh tế này đã mở cửa với nữ giới.

Chị Ngô Thị Kim Thành, một quản lý trung cấp trong một công ty may mặc ở tỉnh Nam Định, ủng hộ cách tiếp cận này. Là một phụ nữ đang trong thời kỳ thai sản, cô muốn tự mình quyết định liệu cô có thể đi công tác, làm ca đêm hay đảm nhận một số công việc nhất định. "Đây là sự lựa chọn của chính phụ nữ," cô nói.

Từ bảo vệ đến trao quyền

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, bà Nguyễn Thị Hà, những sửa đổi này thể hiện sự thay đổi trong cách tiếp cận, từ bảo vệ phụ nữ đến trao quyền cho tất cả người lao động, phụ nữ và nam giới. "Việc sửa đổi của Bộ luật Lao động là một cơ hội để cải thiện các chính sách pháp lý cho lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới," Thứ trưởng giải thích.

Theo Bộ luật sửa đổi, công nhân cũng sẽ có quyền thành lập các tổ chức đại diện do chính họ lựa chọn ở cấp doanh nghiệp. Kimberly Sayers-Fay, người quản lý dự án Khung pháp lý mới về quan hệ công nghiệp (NIRF) của ILO, lưu ý rằng điều này có thể giúp ích rất nhiều cho phụ nữ.

"Trong khi nhiều khía cạnh của Bộ luật Lao động tác động như nhau đến tất cả người lao động - nữ và nam, các khía cạnh khác có tác động tới vấn đề về giới và đã đem lại những tiến bộ đối với các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động, bao gồm không phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp."

"Phụ nữ chiếm một phần lớn trong lực lượng lao động sản xuất, điều này sẽ giúp họ có được tiếng nói về điều kiện làm việc", Thứ trưởng giải thích.

"Tuy nhiên, lao động nữ ở Việt Nam - cũng như ở nhiều quốc gia khác - vẫn không bằng với các đồng nghiệp nam của họ", bà Sayers-Fayg cho biết. "Phụ nữ chiếm gần một nửa lực lượng lao động ở Việt Nam, đã đến lúc thúc đẩy và đem lại những phúc lợi công bằng cho tiềm năng lao động của họ".

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã tham gia sửa đổi Bộ luật Lao động, thông qua một số kênh. Trong số đó là dự án Khung pháp lý mới về quan hệ công nghiệp (NIRF). Sự giúp đỡ này đã giúp Việt Nam thực hiện các cuộc tham vấn toàn diện về các thay đổi, tiếp cận nghiên cứu và các dữ kiện, thu hẹp khoảng cách giữa khung pháp lý quốc gia và các Công ước cơ bản của ILO - đưa ra các tiêu chuẩn lao động được chấp nhận trên phạm vi quốc tế.

Nguồn: ILO

Cùng chuyên mục

0988533319