logo DEPROS ICC

Quyền sở hữu trí tuệ giúp gia tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam

2020-04-06 14:56:44

Số liệu từ Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ cho thấy nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh nhất ở Châu Á trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Trung tâm chính sách đổi mới toàn cầu của Phòng thương mại Hoa Kỳ (GIPC) đã công bố báo cáo thường niên vào tuần trước, được thực hiện bởi công ty tư vấn Pugatch Consilium có trụ sở tại Anh Quốc.

Trong ấn bản lần thứ 8, "Nghệ thuật khả thi", có nêu lên mạng lưới Sở hữu trí tuệ ở 53 nền kinh tế toàn cầu, chiếm hơn 90% GDP toàn cầu, bằng cách sử dụng 50 chỉ số khác nhau dựa trên 9 hình thức bảo hộ - bằng sáng chế, bản quyền, thương hiệu, quyền thiết kế, bí mật thương mại, thương mại hóa tài sản trí tuệ, thực thi, tính hiệu quả hệ thống, tư cách thành viên và việc phê chuẩn các điều ước quốc tế.

Với tổng điểm 18,31 trên 45 (36,62% tổng chỉ số), Việt Nam được xếp hạng 42 trên thế giới và thứ 12 trong số 15 nền kinh tế châu Á.

Tuy nhiên, báo cáo phản ánh rằng Việt Nam là quốc gia có sự gia tăng nhanh nhất châu Á với mức tăng 5,93% so với năm ngoái, nhờ vào các điều luật gia tăng sự răn đe đối với việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và việc tham gia vào một số hiệp định sở hữu trí tuệ quốc tế.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng Việt Nam đang vận hành tốt ba lĩnh vực chính - khung bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cơ bản với các hình phạt mạnh hơn đối với vi phạm quy mô thương mại, gia tăng hội nhập với các nền tảng sở hữu trí tuệ quốc tế như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU và các nỗ lực lâu dài để phối hợp thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Báo cáo ca ngợi việc Việt Nam sử dụng một cách tiếp cận toàn diện và mang tính chiến lược đối với chính sách sở hữu trí tuệ quốc gia thông qua ghi nhận mối liên hệ giữa việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với việc tạo thành, thương mại hóa và phát triển tài sản trí tuệ. Báo cáo hoan nghênh Việt Nam đã gia tăng số lượng đơn đăng ký sở hữu trí tuệ và gia tăng hoạt động khai thác cũng như thương mại hóa.

Báo cáo tuyên bố chiến lược sở hữu trí tuệ thành công sẽ giúp Việt Nam "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội".

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thiếu vắng sự bảo hộ phù hợp đối với các bằng sáng chế trong khoa học đời sống, môi trường thực thi đầy thách thức, tồn tại lỗ hổng trong bảo hộ bản quyền, bao gồm việc thiếu vắng các biện pháp xử lý vi phạm trực tuyến, tỷ lệ giả mạo cao và vi phạm trực tuyến tràn lan, bên cạnh việc thực thi kém hiệu quả với những chế tài xử phạt không đủ tính răn đe và không hiệu quả về mặt hành chính.

Ở châu Á, Việt Nam chỉ xếp trên Thái Lan ở vị trí 45, Indonesia ở vị trí 46 và Pakistan ở vị trí 51.

Hoa Kỳ vẫn giữ được vị trí hàng đầu của mình, theo sau là Anh, Pháp, Đức và Thụy Điển đã tụt từ vị trí thứ ba xuống thứ năm trong bảng xếp hạng mới nhất.

Nhật Bản được xếp hạng thứ sáu trên thế giới và là quốc gia duy nhất ở châu Á lọt vào top 10, tiếp theo là Hà Lan (thứ 7), Ireland (thứ 8), Thụy Sĩ (thứ 9) và Tây Ban Nha (thứ 10).

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đứng ở vị trí thứ 28 trong khi Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, đứng thứ 40.

Ba nền kinh tế dưới cùng về Chỉ số IP là Pakistan, Algeria và Venezuela.

Tài liệu "Nghệ thuật khả thi" cho rằng các nền kinh tế sẽ có lợi rất nhiều từ việc bảo hộ hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ bằng cách thu hút thêm đầu tư nước ngoài, tạo ra sản lượng sáng tạo hơn, tận dụng hơn sự cạnh tranh toàn cầu, cũng như nguồn nhân lực có kỹ năng cao hơn.

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2018 vi phạm bản quyền đã là một tội hình sự tại Việt Nam. Các tập đoàn khi bị phát hiện vi phạm luật này có thể phải đối mặt với mức phạt tối đa 3 tỷ đồng (129.000 USD) và đình chỉ kinh doanh tới hai năm.

Nguồn: Dang Khoa - VNExpress

Cùng chuyên mục

0988533319